Tài liệu:
http://sinhvienit.net/@forum/threads/192871-ban-muon-hoi-opencv-la-gi/
Loạt bài viết về hướng dẫn OpenCv
http://vietopencv.com/?cat=3
http://www.emgu.com/wiki/index.php/Shape_%28Triangle,_Rectangle,_Circle,_Line%29_Detection_in_CSharp
Friday, November 23, 2012
Friday, November 16, 2012
Tìm hiểu SVM
Tài liệu tham khảo:
http://www.csie.ntu.edu.tw/~cjlin/libsvm/#csharp
SVM for C#:
http://www.matthewajohnson.org/software/svm.html
http://www.csie.ntu.edu.tw/~cjlin/libsvm/#csharp
SVM for C#:
http://www.matthewajohnson.org/software/svm.html
Saturday, November 3, 2012
Xếp hạng Alexa và mánh khóe của các website Việt Nam
Alexa là công cụ đánh giá thứ hạng trang Web
miễn phí, dựa trên hai chỉ số chính là số trang Web được người dùng xem
(page view) và số lượng người truy cập trên trang Web đó (page reach).
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nghi ngại về độ chính xác của công cụ này.
Alexa chỉ tính toán dựa trên các máy tính mà trình duyệt web có tích hợp thanh công cụ Alexa Toolbar
(tiện ích giúp người dùng lướt web). Trong khi đó chính Alexa thống kê
chỉ có khoảng 10 triệu máy tính trên khắp thế giới, ước tính khoảng 1%
số người dùng Internet, là có sử dụng Alexa Toolbar. Với trang Web tiếng
Việt, tỷ lệ máy tính cài đặt Alexa Toolbar thậm chí có thể còn thấp
hơn, bởi đơn giản vì Amazon.com, công ty sở hữu Alexa chưa có kênh bán
hàng trực tuyến tại Việt Nam và hơn nữa còn từ chối các thanh toán xuất
xứ từ Việt Nam.
<<http://ngonhaidang.com.vn>>
Bên
cạnh đó, giới thạo tin học cho rằng cách thức đánh giá trang Web của
Alexa rất dễ bị lợi dụng, biến trang Web “vô danh tiểu tốt” nhanh chóng
trở thành một trang Web có thứ hạng. Tuy nhiên, có lẽ do thói quen và sự
thiếu hiểu biết về Alexa nên công cụ xếp hạng trang web này vẫn được
hầu hết người sử dụng Internet tại Việt Nam coi là tiêu chí hàng đầu để
đánh giá trang web. Trong hoạt động quảng cáo trực tuyến, rất nhiều công
ty Việt Nam đã dùng Alexa là thước đo để quyết định và tính toán chi
phí quảng cáo.
Đua nhau “qua mặt” Alexa
Do
những lợi ích từ việc có thứ hạng cao trên Alexa, rất nhiều chiêu thức
đã được các web Việt sử dụng để đẩy chỉ số Alexa tăng cao mà chưa hẳn là
số lượng truy cập thật. Có cung ắt có cầu. Chỉ cần gõ từ khoá “tăng
rank Alexa” trên trang tìm kiếm Google, một danh sách hàng ngàn phần mềm
và địa chỉ cung cấp dịch vụ kích chỉ số Alexa đã hiện ngay trước mắt
người xem, một số công cụ hiệu quả nhất được kể tên như là AlexaBooster,
FakeZilla hay Traffic Maximizer. Có lẽ, việc tăng chỉ số Alexa khá dễ
dàng, nên nhiều “nhà cung cấp” dịch vụ này đã mạnh miệng cam kết “hoàn
lại 100% phí dịch vụ nếu không đạt thứ hạng theo yêu cầu của khách hàng”
hoặc “cam kết tăng 10 ngàn lượt truy cập mỗi ngày”.
>> Hưỡng dẫn tạo toolbar Alexa
Ông
Trần Hùng Cường, chuyên gia về mạng cho rằng có nhiều cách để tăng
lượng truy cập ảo. Cách phổ biến là cài đặt Alexa Toolbar và đặt trang
chủ cho tất cả các máy tính của công ty mình, hay cố gắng lôi kéo nhiều
trang web link tới trang chủ của công ty mình để cải thiện thứ hạng.
Cũng có trang web tăng truy cập bằng cách sử dụng hoặc thuê mạng botnet
(mạng máy tính bị chiếm quyền điều khiển) để tự tấn công từ chối dịch vụ
vào trang web của mình. Theo ông Cường thì cách này rất hiệu quả, có
thể tăng thứ hạng nhanh mà khó bị Alexa phát hiện vì các truy cập được
huy động từ nhiều máy tính, hay cụ thể hơn là từ nhiều địa chỉ IP khác
nhau.
Tinh
vi hơn một chút thì dùng thủ thuật tạo ra các trang web con (gọi là
iFrame) có kích thước cực nhỏ nhúng bên trong trang web chính. Cách làm
này tương tự bạn đặt hệ thống đếm người tại mọi cửa ra vào trong nhà
nhưng bản thân hệ thống đếm đó lại không biết nhận dạng người vào phòng,
như vậy chỉ với khoảng 10 người vào nhà, hệ thống có thể đưa ra con số
thống kê lên tới 1.000 người đã bước vào nhà! Đó là chưa kể các đoạn mã
nguồn có thể tái khởi động lại các IP truy cập, không khác gì những
người bước vào nhà qua cửa sau và lại vào nhà một lần nữa.
Cũng
theo ông Cường, một phương pháp nữa đang được sử dụng khá phổ biến ở
Việt Nam là dồn lưu lượng, có thể hiểu nôm na là đưa tất cả truy cập của
nhiều trang web vào chung một trang web để đẩy xếp hạng của trang web
đó lên. Bằng cách này, nhiều trang web Việt Nam mới ra mắt gần đây đã
xuất hiện trong top 100 của Việt Nam, thậm chí có trang web Việt chỉ sau
thời gian 5 tháng xuất hiện đã nằm trong top 200 trang web hàng đầu thế
giới (!).
Phân
tích chỉ số truy cập Alexa ở một số trang web hàng đầu ở Việt Nam,
không khó tìm ra những trò “qua mặt” Alexa quá lố (như ảnh trên). Những
“ngón nghề” này thể hiện cách thức làm ăn chộp giật, tăng thứ hạng
(rank) thật mạnh rồi đi lừa những khách hàng thiếu hiểu biết rằng “Alexa
là chỉ số quốc tế về đánh giá trang web, tôi đang đứng top 100!, hãy
trả tiền quảng cáo cho tôi”. Nhưng sớm muộn gì người dùng cũng sẽ hiểu
Alexa chưa hẳn là chính xá<<http://ngonhaidang.com.vn>>
XẾP HẠNG TOP 100 MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM 2012
KHÁI NIỆM :
+ MẠNG XÃ HỘI : Real profile như Facebook, G+, Zingme
+ CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI : NickName : như các Forum
+ Trên Thế giới năm 2012 có 28 loại hình Mạng xã hội và Việt nam có đến 22 loại hình
Ngày 15.2, tại Trung Tâm Pháp Ngữ 24 Tràng tiền Hà Nội đã diễn ra Hội thảo về Social media do Tiến Sĩ Divine - Đại học Paris Pháp và Mr Tuấn Hà – Ceo Vinalink media trình bày. Mr Divine đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về mạng xã hội và áp dụng của nó trong Kinh doanh của các Tập đoàn trên Thế giới tại Châu Âu và Mỹ. Mr Tuấn Hà đã công bố báo cáo xếp hạng Top 100 Mạng xã hội lớn nhất Việt nam, Phân tích 28 loại hình của Mạng xã hội và đặc biệt đưa ra 3 Mô hình áp dụng để tiếp thị Mạng xã hội dành cho Doanh nghiệp nhỏ và cả các Thương hiệu lớn cũng như đưa ra các Case study rất hữu ích về các bài học làm Social Media Marketing tại Việt nam. Qua Slide này những người quan tâm đến SMM đã có thêm cái nhìn toàn diện hơn về Mạng xã hội và Phương pháp triến khai Tiếp thị truyền thông xã hội.
Mr Tuấn Hà đồng thời cũng phân tích các bí quyết tiếp thị thành công của các Thương hiệu trên Mạng xã hội tại Việt nam hiện nay cũng như các bài học có giá trị về phương pháp triển khai Social Media marketing tại Việt nam như Forum seeding flow, Social Group , Ứng dụng SMM trong Search Engine Optimization
XEM SLIDE 1 / 2011 về SOCIAL MEDIA IN VIETNAM
XEM SLIDE 2 /2012 : BÁO CÁO XẾP HẠNG TOP 100 MẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM
Theo đại diện Vinalink, dù số lượng thành viên và lưu lượng của Zing Me cao hơn hẳn so với Facebook nhưng nếu xét cả mức độ tương tác giữa các thành viên cũng như sức ảnh hưởng thì không có mạng xã hội nào ở Việt Nam “qua mặt” được Facebook.
Facebook hay Zing Me mới là mạng xã hội số 1 Việt Nam ?
Tháng 2/2012, ông Hà Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Vinalink Media đã công bố báo cáo xếp hạng Top 100 Mạng xã hội và các trang web cộng đồng lớn nhất Việt Nam. Theo đó, nếu chỉ xét riêng các mạng xã hội nội và ngoại tại Việt Nam, Facebook đang giữ vị trí dẫn đầu (xếp thứ 2 ở Top bảng xếp hạng chung, sau Youtube). Sau đó là đến Zing Me, Google Plus, Go.vn với vị trí lần lượt là 3, 4 và 13 trong top 100.
Giống với 2 vị trí dẫn đầu của Vinalink, bản báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Cimigo công bố tháng 4/2011 chỉ ra rằng năm 2010, 70% số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là thành viên của Facebook, tăng mạnh so với năm 2009 chỉ có khoảng 47%. Mạng xã hội Zing Me đã tăng gấp 3 lần trong vòng 1 năm và leo lên đứng thứ 2, chiếm gần 20% số lượng người sử dụng mạng xã hội. Bản báo cáo người dùng Internet (NetCitizens) Việt Nam 2011 được Hãng nghiên cứu thị trường Cimigo thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11-12/2010 với hơn 6.200 cuộc phỏng vấn qua điện thoại ở 12 thành phố tại Việt Nam.
Ngược lại với 2 bản báo cáo trên, theo báo cáo ComScore công bố số liệu mới nhất về thị trường trực tuyến Việt Nam vào tháng 8/2011, Zing Me hiện dẫn đầu về số lượng thành viên tại Việt Nam với hơn 3 triệu thành viên, theo sau là Facebook với khoảng 1,4 triệu thành viên, tiếp đến là một số mạng xã hội nhỏ khác như Tamtay, Banbe,…
Facebook chiếm ưu thế về khả năng tương tác và độ ảnh hưởng
Trao đổi với phóng viên báo Bưu điện Việt Nam, ông Hà Tuấn Anh cho biết, xếp hạng top 100 của Vinalink dựa trên 3 tiêu chí, bao gồm lưu lượng (traffic) dựa trên kết quả Alexa và Google Ad Planner (đóng góp khoảng 30% vào kết quả); mức độ, thời gian tương tác giữa các thành viên (50%) và cuối cùng là mức độ ảnh hưởng, tần suất xuất hiện, lan truyền của mạng xã hội, cộng đồng đó đối với người dùng, truyền thông (20%).
Chính vì thế, mặc dù lưu lượng của Zing Me cao hơn hẳn so với Facebook (17 triệu lượt ghé thăm so của Zing Me với 11 triệu lượt của Facebook- số liệu Google Ad Planner) nhưng với 2 tiêu chí còn lại thì Facebook lại hơn hẳn Zing Me như mức độ tương tác của các thành viên Zing Me chỉ bằng 2/3 và mức độ ảnh hưởng thì thua xa so với Facebook, chỉ bằng khoảng 1/2.
Theo ông Tuấn Anh, sở dĩ có sự chênh lệch giữa mức độ tương tác, ảnh hưởng giữa Facebook và Zing Me là do độ tuổi các thành viên tham gia 2 mạng xã hội này. Cụ thể, trong khi các thành viên của Facebook có độ tuổi chủ yếu từ 16 – 29 tuổi thì độ tuổi những thành viên của Zing Me là 14 – 21 tuổi. Do đó, mức độ ảnh hưởng của những vấn đề bàn tán trên Facebook có sức lan rộng hơn Zing Me.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác là 70 – 80% người dùng của Zing Me vào để chơi game và đồng thời sử dụng các tính năng mạng xã hội khác, trong khi với Facebook, tỷ lệ người chơi game rất thấp, chỉ 30-40% (còn lại là những người sử dụng duy nhất tính năng mạng xã hội của Facebook).
“Chưa kể đến, độ tuổi thành viên của Facebook thường là 8X trở lên nên online nhiều hơn so với thành viên Zing Me dẫn đến thời gian tương tác lớn hơn hẳn”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Xu hướng “thông tường” giữa mạng xã hội và diễn đàn
Ông Tuấn Anh cho rằng, xu hướng phát triển của các mạng xã hội và trang web cộng đồng lớn ở Việt Nam sẽ tập trung vào những giá trị bản địa (local) để tránh sự “thâu tóm” của website nước ngoài và tích cực quảng bá để trở thành vị trí số 1 trong cửa ngách nào đó.
Bên cạnh đó, mạng lưới quảng cáo của các doanh nghiệp như Ad Micro, Vatgia Ad… sẽ mua quảng cáo của những diễn đàn từ lớn cho đến nhỏ. Từ đó, các diễn đàn nhỏ sẽ có nguồn thu để lớn nhanh, chăm chút vào cộng đồng hơn từ các sự kiện offline, nội dung và đi sâu vào chuyên ngành của diễn đàn mình để gia tăng quyền lợi.
“Xu hướng thông tường kết nối giữa các diễn đàn với mạng xã hội như dùng tài khoản Facebook có thể truy cập vào diễn đàn HVA… cũng nở rộ trong thời gian tới. Qua đó, số lượng thành viên của các diễn đàn ở Việt Nam sẽ tăng lên vì không phải đăng ký như hiện tại”, ông Tuấn Anh kết luận.
+ MẠNG XÃ HỘI : Real profile như Facebook, G+, Zingme
+ CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI : NickName : như các Forum
+ Trên Thế giới năm 2012 có 28 loại hình Mạng xã hội và Việt nam có đến 22 loại hình
Ngày 15.2, tại Trung Tâm Pháp Ngữ 24 Tràng tiền Hà Nội đã diễn ra Hội thảo về Social media do Tiến Sĩ Divine - Đại học Paris Pháp và Mr Tuấn Hà – Ceo Vinalink media trình bày. Mr Divine đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về mạng xã hội và áp dụng của nó trong Kinh doanh của các Tập đoàn trên Thế giới tại Châu Âu và Mỹ. Mr Tuấn Hà đã công bố báo cáo xếp hạng Top 100 Mạng xã hội lớn nhất Việt nam, Phân tích 28 loại hình của Mạng xã hội và đặc biệt đưa ra 3 Mô hình áp dụng để tiếp thị Mạng xã hội dành cho Doanh nghiệp nhỏ và cả các Thương hiệu lớn cũng như đưa ra các Case study rất hữu ích về các bài học làm Social Media Marketing tại Việt nam. Qua Slide này những người quan tâm đến SMM đã có thêm cái nhìn toàn diện hơn về Mạng xã hội và Phương pháp triến khai Tiếp thị truyền thông xã hội.
Mr Tuấn Hà đồng thời cũng phân tích các bí quyết tiếp thị thành công của các Thương hiệu trên Mạng xã hội tại Việt nam hiện nay cũng như các bài học có giá trị về phương pháp triển khai Social Media marketing tại Việt nam như Forum seeding flow, Social Group , Ứng dụng SMM trong Search Engine Optimization
XEM SLIDE 1 / 2011 về SOCIAL MEDIA IN VIETNAM
XEM SLIDE 2 /2012 : BÁO CÁO XẾP HẠNG TOP 100 MẠNG XÃ HỘI VIỆT NAM
Theo đại diện Vinalink, dù số lượng thành viên và lưu lượng của Zing Me cao hơn hẳn so với Facebook nhưng nếu xét cả mức độ tương tác giữa các thành viên cũng như sức ảnh hưởng thì không có mạng xã hội nào ở Việt Nam “qua mặt” được Facebook.
Facebook hay Zing Me mới là mạng xã hội số 1 Việt Nam ?
Tháng 2/2012, ông Hà Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Vinalink Media đã công bố báo cáo xếp hạng Top 100 Mạng xã hội và các trang web cộng đồng lớn nhất Việt Nam. Theo đó, nếu chỉ xét riêng các mạng xã hội nội và ngoại tại Việt Nam, Facebook đang giữ vị trí dẫn đầu (xếp thứ 2 ở Top bảng xếp hạng chung, sau Youtube). Sau đó là đến Zing Me, Google Plus, Go.vn với vị trí lần lượt là 3, 4 và 13 trong top 100.
Giống với 2 vị trí dẫn đầu của Vinalink, bản báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Cimigo công bố tháng 4/2011 chỉ ra rằng năm 2010, 70% số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là thành viên của Facebook, tăng mạnh so với năm 2009 chỉ có khoảng 47%. Mạng xã hội Zing Me đã tăng gấp 3 lần trong vòng 1 năm và leo lên đứng thứ 2, chiếm gần 20% số lượng người sử dụng mạng xã hội. Bản báo cáo người dùng Internet (NetCitizens) Việt Nam 2011 được Hãng nghiên cứu thị trường Cimigo thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 11-12/2010 với hơn 6.200 cuộc phỏng vấn qua điện thoại ở 12 thành phố tại Việt Nam.
Ngược lại với 2 bản báo cáo trên, theo báo cáo ComScore công bố số liệu mới nhất về thị trường trực tuyến Việt Nam vào tháng 8/2011, Zing Me hiện dẫn đầu về số lượng thành viên tại Việt Nam với hơn 3 triệu thành viên, theo sau là Facebook với khoảng 1,4 triệu thành viên, tiếp đến là một số mạng xã hội nhỏ khác như Tamtay, Banbe,…
Facebook “qua mặt” Zing me trong bảng xếp hàng top 100 của Vinalink. |
Trao đổi với phóng viên báo Bưu điện Việt Nam, ông Hà Tuấn Anh cho biết, xếp hạng top 100 của Vinalink dựa trên 3 tiêu chí, bao gồm lưu lượng (traffic) dựa trên kết quả Alexa và Google Ad Planner (đóng góp khoảng 30% vào kết quả); mức độ, thời gian tương tác giữa các thành viên (50%) và cuối cùng là mức độ ảnh hưởng, tần suất xuất hiện, lan truyền của mạng xã hội, cộng đồng đó đối với người dùng, truyền thông (20%).
Chính vì thế, mặc dù lưu lượng của Zing Me cao hơn hẳn so với Facebook (17 triệu lượt ghé thăm so của Zing Me với 11 triệu lượt của Facebook- số liệu Google Ad Planner) nhưng với 2 tiêu chí còn lại thì Facebook lại hơn hẳn Zing Me như mức độ tương tác của các thành viên Zing Me chỉ bằng 2/3 và mức độ ảnh hưởng thì thua xa so với Facebook, chỉ bằng khoảng 1/2.
Theo ông Tuấn Anh, sở dĩ có sự chênh lệch giữa mức độ tương tác, ảnh hưởng giữa Facebook và Zing Me là do độ tuổi các thành viên tham gia 2 mạng xã hội này. Cụ thể, trong khi các thành viên của Facebook có độ tuổi chủ yếu từ 16 – 29 tuổi thì độ tuổi những thành viên của Zing Me là 14 – 21 tuổi. Do đó, mức độ ảnh hưởng của những vấn đề bàn tán trên Facebook có sức lan rộng hơn Zing Me.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác là 70 – 80% người dùng của Zing Me vào để chơi game và đồng thời sử dụng các tính năng mạng xã hội khác, trong khi với Facebook, tỷ lệ người chơi game rất thấp, chỉ 30-40% (còn lại là những người sử dụng duy nhất tính năng mạng xã hội của Facebook).
“Chưa kể đến, độ tuổi thành viên của Facebook thường là 8X trở lên nên online nhiều hơn so với thành viên Zing Me dẫn đến thời gian tương tác lớn hơn hẳn”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.
Xu hướng “thông tường” giữa mạng xã hội và diễn đàn
Ông Tuấn Anh cho rằng, xu hướng phát triển của các mạng xã hội và trang web cộng đồng lớn ở Việt Nam sẽ tập trung vào những giá trị bản địa (local) để tránh sự “thâu tóm” của website nước ngoài và tích cực quảng bá để trở thành vị trí số 1 trong cửa ngách nào đó.
Bên cạnh đó, mạng lưới quảng cáo của các doanh nghiệp như Ad Micro, Vatgia Ad… sẽ mua quảng cáo của những diễn đàn từ lớn cho đến nhỏ. Từ đó, các diễn đàn nhỏ sẽ có nguồn thu để lớn nhanh, chăm chút vào cộng đồng hơn từ các sự kiện offline, nội dung và đi sâu vào chuyên ngành của diễn đàn mình để gia tăng quyền lợi.
“Xu hướng thông tường kết nối giữa các diễn đàn với mạng xã hội như dùng tài khoản Facebook có thể truy cập vào diễn đàn HVA… cũng nở rộ trong thời gian tới. Qua đó, số lượng thành viên của các diễn đàn ở Việt Nam sẽ tăng lên vì không phải đăng ký như hiện tại”, ông Tuấn Anh kết luận.
Theo ông Hà Tuấn Anh – Tổng giám đốc Vinalink Media, Top 100 mạng xã hội và
các trang web cộng đồng lớn nhất Việt Nam bao gồm 90 website là của Việt Nam
và 10 trang web là của doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, 10 mạng xã hội
nước ngoài phủ tới 83% lượng người dùng Internet của Việt Nam.
<<http://www.vietnamwebsite.net>>
Subscribe to:
Posts (Atom)